Thương mại Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Hồng_Bàng_và_An_Dương_Vương

Sự phát triển của nền kinh tế trên nhiều mặt là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hóa với những vùng lân cận. Thương mại thời kỳ này chủ yếu là trao đổi sản phẩm với sản phẩm (chưa có tiền tệ), trong đó sông Hồng là trục giao thông quan trọng[22]. Các nhà nghiên cứu tìm thấy quả cân bằng đá hoặc bằng đồng, cho thấy sự trao đổi cần thiết công cụ đo lường[23].

Sản phẩm của thời Hùng VươngAn Dương Vương có mặt ở những nơi xa xôi so với nơi tạo ra chúng. Điển hình cho những sản phẩm này là trống đồng Đông Sơn có mặt tại khu mộ Thượng Mã Sơn ở Triết Giang mà các nhà khảo cổ Trung Quốc ghi nhận đây là chiếc trống đồng minh khí của cư dân Văn Lang, không phải của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam là nơi duy nhất tạo ra loại trống đồng minh khí này[24]. Những trường hợp khác được xác nhận là trống đồng Cổ Loa, Hoàng Hạ ngược dòng lên vùng Vân Nam[22].

Ngoài ra, hiện tượng một số trống đồng loại I Heger của nước Văn LangThái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia... cũng như sự có mặt của những lưỡi qua đồng Chiến Quốc ở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn đã chứng tỏ có sự buôn bán giữa người Việt cổ đương thời với các quốc gia xung quanh. Một số đồ trang sức và trâu, cũng đã trở thành hàng hóa trong việc buôn bán giữa Văn Lang-Âu Lạc với các nước lân bang[25].